Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

Posted by Nguyễn Huyền Nga On 16:49
“Chơi cây” không đơn giản chỉ là nghệ thuật mà còn phải tuân theo quy tắc âm dương ngũ hành. Có loại cây ảnh hưởng tốt, có loại cây ảnh hưởng xấu, có vị trí nên đặt, có vị trí không nên đặt cây cảnh vì nó ảnh hưởng đến sinh khí cũng như vận may của gia đình bạn. Do đó, việc lựa chọn cây cảnh cũng như việc đặt cây cảnh sao cho hợp phong thủy cũng cần cân nhắc kĩ trước khi quyết định.

Để các bạn có kiến thức tổng quan nhất về các quy tắc đặt cây cảnh trong gia đình, trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn các nguyên tắc đó.


Chơi cây cảnh hợp phong thủy
Chọn cây cảnh theo phong thủy

Cây xanh sản sinh ra răng lượng tăng cường và ảnh hưởng đến cả không gian xung quanh nó. Cây xanh cũng là yếu tố để cân bằng âm dương trong vườn do sự sống của cây xanh là tổng hòa của âm dương trong khu vườn nhà bạn. Chọn cây cảnh theo phong thủy là chọn những cây tươi tốt, có nhiều mầm lộc như vậy sẽ tạo cảm giác thăng tiến về tài lộc, may mắn cũng như công danh của chủ nhà. Nếu chọn cây cảnh để đặt trong nhà cần chọn những cây ưa bóng râm, ít ánh sáng mặt trời.

Các nhà phong thủy học khuyên bạn không nên chọn các loại cây cảnh xấu xí, xù xù, gai góc, những cây mềm rũ rượi, cây hay bị rụng hoa hoặc có hình dáng quái dị sẽ tạo cho bạn cảm giá bất an. Nên chọn các cây cón Bonsai đẹp và tuổi thọ cao như si, đa, cần thăng…
Không nên chọn các loại cây cảnh xấu xí, xù xù, gai góc mà nên chọn các cây cón Bonsai đẹp và tuổi thọ cao
Đặc biệt đối với phòng khách, căn phòng quan trọng nhất trong ngôi nhà, nên chọn những cây nhỏ gọn, tránh vướng víu và có tác dụng khử mùi, lọc giảm khói thuốc hoặc lọc bụi như dương xỉ hoặc trầu bà. Những cây trồng trong nước như súng, sen… dùng làm cảnh và trang trí phù hợp những góc thư giãn, tiếp khách thân mật.

Tất nhiên, sẽ rất không hợp lí nếu ta có một phòng khách nhỏ, hẹp, trần thấp mà lại “trưng bày” một cây cao to hay ngược lại ta bố trí chậu cây cảnh nhỏ bé vào một phòng rộng lớn (cho dù đó là một giống cây đẹp hoặc quí cũng không phù hợp về thẩm mĩ lẫn phong thủy).

Xem thêm: Những lưu ý khi treo tranh trong nhà

Đặt cây như thế nào là đúng phong thủy?

Theo phong thủy, hướng Đông Nam thuộc hành Mộc do đó rất thích hợp để đặt cây cảnh vì nó sẽ sinh ra vượng khí, mang lại sự thịnh vượng cho gia chủ. Nếu đặt cây theo hướng Bắc (hành Thủy) sẽ giúp cuộc sống gia đình bạn thuận lợi, may mắn. Đặc biệt, nên tránh đặt cây cảnh theo hướng Đông Bắc, Tây Nam và đặt cây cảnh ở vị trí giữa phòng vì hành Mộc, hành Kim và hành Thổ tương khắc. Bạn cũng nên tránh bài trí ở phương hành Kim – tức là hướng Tây và Tây Bắc.

Một điều đáng chú ý nữa là bạn nên đặt cây cảnh ở gần nguồn nước và ánh sáng như trên bàn, hay những nơi thông thoáng đồng thời nên trồng cây bằng đất, tránh sử dụng nước vì nước sẽ làm cay ngập úng, rất dễ chết

Nên đặt các loại cây cảnh có lá dạng to bản hay hình tròn trên bàn

Một điều đáng lưu ý nữa đó là, loại cây cảnh phong thủy phù hợp đặt trên bàn là Vạn niên thanh, Hoàng kim cát, Thủy tiên hay cây Thường xuân, Tài lộc, Kim phát tài… Nên đặt các loại cây cảnh có lá dạng to bản hay hình tròn hơn những loại cây có lá sắc, nhọn để tạo ra cảm giác ôn hòa. Nhiều bạn thích trồng cây xương rồng nhưng theo phog thủy học thì cây xương rồng đặc biệt sẽ không hợp khi đặt ở bàn, bởi nó tạo cảm giác không tốt cho bạn khi ở trong khong gian đó. Không nên sử dụng các loại hoa nhựa hay hoa đào tươi lên trên bàn làm việc vì theo quan niệm phong thủy nó là nguyên nhân gây ra các vụ xích mích, cãi cọ, công việc làm ăn không được thuận lợi.

Ý nghĩa các loài cây

Những loại cây mang đến điều tốt đẹp:
Cây Tùng: Cây tùng mang đến sự cát tường.
Cây Trúc: Cây trúc kiêm cả tính và nhu, khắc chế mạnh các loại tà khí, là loại cây phòng hộ môi trường.
Cây Mai: Hoa mai có năm cánh, tượng trưng cho hạnh phúc(vui vẻ, hạnh phúc, trường thọ, thuận lợi và yên bình).
Cây quất: Trong tiếng Trung Quốc, từ “quất” và “cát” có âm đọc gần giống nhau, hàm ý cát tường.

Hoa Mai là biểu tượng cho sự hạnh phúc

Cây quế: Trong tiếng Trung Quốc,  từ “quế” và “quý” có âm đọc gần giống nhau, báo hiệu điềm tốt lành. Cành quế có thể làm thuốc, trừ phong tà nên có thể ngăn tà khí.
Cây đa: Cây đa râm mát, có thể che chở, mang lại sự bình an cho gia đình.
Cây hòe: Người xưa nói: Hòe là “lộc”, có lợi cho đường công danh, là loại cây tốt để trấn giữ nhà cửa.
Cây xuân: Cây xuân là “vua của cây cối”, chủ về sự trường thọ, có thể hộ mệnh cho gia cư.
Cây bách: “Bách” (cây bách) đồng âm với “bách”(một trăm), mang đến sự cát tường, như ý.
Cây táo tàu: Quả táo khi dùng chung với hạt dẻ, (trong tiếng Trung Quốc) đọc chung âm gần giống “tảo lập tử” (sớm sinh con), báo điềm lành sinh con đàn cháu đống.
Cây bồ kết tây: Tên (Trung Quốc) của cây này có ý nghĩa là hợp hoan, ngụ ý hôn nhân mỹ mãn.
Cây ngô đồng: Phượng hoàng đậu trên cây ngô đồng, đây là loại cây linh thiêng, báo hiệu điềm cát tường.
Cây thạch lựu: Dân gian nói: “Thạch lựu trăm con”, thạch lựu ngụ ý con cháu bầy đàn, báo hiệu phú quý.
Cây cọ: Cây cọ tươi tốt, xum xuê, chủ về vượng khí, triệu tài lộc.
Cây hải đường: Hải đường tươi đẹp, khí cao quý tỏa khắp nhà, chủ về sự phú quý và hòa thuận.
Cây nho: Cây nho thân leo quấn quýt, tượng trưng cho sự thân thiết vô hạn, tình đoàn kết và hòa thuận.
Cây linh chi: Linh chi bồi bổ tinh khí, làm gân cốt chắc khỏe, chủ về sự trường thọ.
Cây mẫu đơn: Hoa mẫu đơn xinh đẹp, kiều diễm, chủ về phú quý.
Cây nguyệt quý (Cây hoa hồngTrung Quốc): Hoa nguyệt quý nở suốt bốn mùa, là điềm báo hưng vượng và bình an.
Cây hoa sen: Hoa sen cao quý, thanh khiết, biểu tượng cho sự tôn quý.
Cỏ cát tường: Giống cỏ này xanh tốt quanh năm, dễ sinh trưởng, chủ yếu về điềm cát tường như ý.

Các loại cây xanh trừ tà:
Cây đào: Cây đào là tinh hoa Ngũ hành, biểu trưng cho khả năng ngăn chặn tà khí, vào dịp Tết treo bùa gỗ đào trên cửa sẽ khắc chế được trăm loài ma quỷ.
Cây liễu: Liễu là một trong nhị thập bát tú (hai mươi tám chòm sao), cây liễu có thể xua tà khí, cắm cành liễu trước cửa tránh được tà.
Cây bạch quả: Cây bạch quả tuổi thọ nghìn năm, có sức mạnh thần bí, bùa làm từ gỗ cây này dùng để trấn giữ nhà cửa.
Cây ngải cứu: Lá ngải có thể trị bệnh, con hổ làm bằng ngải cứu có thể trục tà. (Vào dịp tết Đoan Ngọ, dân gian dùng con hổ làm bằng lá ngải để xua uế khí và trừ tà).
Cây bầu (có quả hình hồ lô): Hàm ý cát tường, vừa nhiều con vừa giàu của, lại giúp trừ tà, tránh được tai vạ.
Cây thù du: Cây có mùi thơm nồng, có thể dùng làm thuốc, là loại cây cát tường trong dân gian.
Cây vô hoạn tử: Quả cây gọi là “hạt bồ đề”, là vật cát tường trong Phật giáo.

Những cây không nên tiếp xúc mật thiết:
Cây trúc đào kép: Hoa của loại cây này có độc tính, mùi hương gây buồn ngủ, hại trí lực
Cây dạ hương: Mùi thơm quá nồng đậm, không tốt cho hệ tim mạch.
Cây uất kim cương: Hoa uất kim cương có chất kiềm độc, không tốt cho lông tóc.
Cây mắc cỡ (Cây trinh nữ): Trong cây mắc cỡ có độc tố, chất kiềm trong cây này làm rụng lông tóc.

Ngọc đinh hương: Hoa ngọc đinh hương có mùi rất kích thích, dễ gây mất ngủ, suy nhược thần kinh, giảm trí nhớ.

1 nhận xét:

Chào bạn, có một nhận xét cần xét duyệt